Hút shisha và thuốc lào có nghiện không, điểm khác và tương đồng của chúng
Hút shisha có nghiện không - hút thuốc lào có nghiện không là câu hỏi mà nhiều người quan tâm
Ở việt nam chúng ta, loại hình hút thuốc đã phổ biến từ rất lầu đời. Ông cha ta ngày xưa đã biết hái các lá cây thuốc lá về phơi khô rồi xé nhỏ, sau đó quấn lại bằng giấy rồi đốt hút. Hoặc chế tạo ra điếu cày dùng để hút thuốc lào. Với ưu điểm tiện dụng, có thể mang đi khắp nơi và sử dụng rất nhiều lần (gần như không hư hại) thuốc lào rất phổ biến nhất là các tỉnh ở khu vực phía bắc.
Sau này hiện đại hơn, người ta đã sáng chế ra thuốc lá đóng hộp nhưng với người sử dụng thuốc lào điếu cày quen thuộc thì không hề dễ dàng từ bỏ thói quen này được.
“Thuốc lào (Nicotiana rustica) là một loài thực vật thuộc chi Thuốc lá (Nicotiana). Loài này có hàm lượng nicotin rất cao. Lá của nó ngoài việc dùng để hút còn sử dụng rộng rãi trong việc sản xuất các thuốc trừ dịch hại hữu cơ. Thuốc lào có hàm lượng nicotine khoảng 9%, cao hơn nhiều so với thuốc lá thông thường (khoảng 1 - 3%).
Ở Việt Nam, thuốc lào thường được trồng chủ yếu để hút theo tập quán của người Việt vùng đồng bằng, trung du Bắc Bộ đến Đèo Ngang (tỉnh Quảng Bình) và các dân tộc thiểu số từ miền núi phía bắc đến miền tây Thanh Hóa - Nghệ An. Ngoài ra, thuốc lào còn dùng làm phụ gia khi ăn trầu. Sau này được trồng rộng rãi ở khắp nơi nhưng chỉ vài vùng được xem là cho sản phẩm thuốc lào nổi tiếng.
Theo Đào Duy Anh, cây thuốc lào có lẽ từ Lào (Ai Lao) du nhập vào Việt Nam nên mới có tên gọi như thế. Sách Vân Đài loại ngữ của Lê Quý Đôn và Đồng Khánh dư địa chí gọi cây thuốc lào là tương tư thảo (cỏ nhớ thương), sở dĩ nó có tên gọi như vậy bởi vì người nghiện thuốc lào mà 2, 3 ngày không được hút thì trong người luôn cảm thấy bứt rứt khó chịu trong đầu luôn luôn nghĩ đến 1 hơi thuốc, giống như nhớ người yêu lâu ngày không gặp vậy đó mới có tên là tương tư. Thời xưa, ngoài miếng trầu là đầu câu chuyện, thuốc lào cũng được đem ra để mời khách, hút thuốc lào còn được gọi là ăn thuốc lào.
Thuốc lào sau khi gieo trồng và thu hoạch chủ yếu được chế biến thủ công, lá được rửa, lau sạch sau đó được thái, xắt nhỏ ra, phơi khô rồi hồ để tiện cho việc đóng thành bánh.
Thuốc lào Quảng Xương, Thanh Hóa, Việt Nam. Bánh thuốc lào thường đóng gói cùng với 1 cái lá mía viền quanh hoặc lá mít ở 1 mặt
Ở một số vùng, thuốc lào đã thành thương hiệu ngon nổi tiếng, như An Lão, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Kiến An (thuộc thành phố Hải Phòng) Quảng Xương, Thanh Hóa. Trong những nơi trồng thuốc lào thì làng An Tử Hạ nay là làng Nam Tử thuộc Tiên Lãng được đánh giá cao hơn hẳn, vì có tiếng là thuốc ngon và đậm khói. Thời xưa thuốc lào của Làng An Tử Hạ còn được dùng để tiến vua và được ghi vào sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi.
Hút thuốc lào sử dụng công cụ gọi là điếu, có ba loại chính: Điếu Cày, Điếu Bát và Điếu Ống. Nguyên tắc hoạt động của ba loại trên cung giống nhau. Trong đó, Điếu Cày được sử dụng phổ biến hơn cả.
Điếu cày: thân điếu hình ống, hay được làm bằng tre, nứa, ngoài ra còn làm bằng kim loại nhẹ; dài khoảng 40–60 cm nhưng cá biệt cũng có những chiếc điếu cày rất dài, phải có người khác châm lửa thì mới hút được. Một đầu của thân điếu phải kín (nếu làm bằng tre thì lợi dụng luôn mắt tre) để thân điếu có thể chứa nước, đầu kia hở dùng để hút. Khi chế tác thân điếu bằng tre nứa người ta thường đục lỗ xuyên qua các mắt tre sao cho vẫn dễ hút nhưng nước trong thân điếu khó lọt ra ngoài khi điếu bị đổ, dốc ngược... Vị trí gần phía đầu kín của thân điếu được khoan một lỗ để lắp nõ điếu. Nõ điếu là nơi tra thuốc lào vào để hút, thường được làm bằng gỗ hoặc kim loại có khoan lỗ để tra thuốc, và là bộ phận quan trọng nhất, tạo lên tiếng kêu giòn giã khi người ta hút thuốc. Nõ điếu lắp chếch về phía đầu dùng để hút chứ không vuông góc với thân điếu cho dễ hút. Nếu chế tác cầu kỳ, thân điếu có thể được khảm vỏ trai hoặc chạm trổ cho đẹp mắt. Trong những năm gần đây, những chiếc điếu cày do những tù nhân chế tác rất được ưa chuộng vì tù nhân có nhiều thời gian để làm ra những chiếc điếu cày tinh xảo, dân dã, mang đậm nét thủ công. Hút thuốc lào bằng điếu cày tiện lợi, vừa ngon vừa phát ra âm thanh giòn giã. Ngoài ra thân điếu được lắp thêm móc sắt vào để treo, nhằm tránh làm nước trong thân điếu đổ ra ngoài. Điếu cày thường được chế tác bằng vật liệu sẵn có, dễ mang xách, giá thuốc rẻ, lại nặng đô nên được tầng lớp bình dân, lao động dùng một cách phổ biến.
Ngoài ra khi không có sẵn điếu, người ta có thể dùng lá chuối, giấy cuộn lại, miệng ngậm một ngụm nước là có thể hút được thuốc lào.
Cách dùng thuốc lào cũng rất đơn giản. Sợi thuốc lào được vê tròn lại thành viên kích cỡ như đầu ngón tay út và tra vào nõ điếu. Sau đó dùng lửa để đốt cho thuốc cháy tạo thành khói đồng thời dùng miệng để hút. Châm lửa, tốt nhất là dùng đóm, là những mảnh tre, nứa, gỗ làm diêm... mỏng để lửa cháy trong một khoảng thời gian vừa đủ, lại không có mùi lẫn vào như khi dùng diêm, bật lửa ga. Lúc bắt đầu hút, người hút hít vào từng hơi ngắn để có thêm ô xy cho thuốc cháy đều và khói tích tụ trong thân điếu rồi mới hít một hơi thật sâu kèm theo một lượng khói lớn. Trước đó, người hút thường thổi một hơi ngắn và mạnh để xái thuốc lào văng ra khỏi nõ điếu. Động tác này đòi hỏi phải khéo léo để xái thuốc bắn ra đúng vị trí mình muốn (đối với điếu bát là cái chậu đựng bát điếu, đối với điếu cày thì hay dùng một chiếc bồ nhỏ đựng xái) và phải có kinh nghiệm mới thực hiện thuần thục được.
Khói thuốc lào đã được làm giảm nhiệt và lọc bớt một số chất nhờ đi qua nước chứa trong thân điếu. Trong khi hút, hơi và khói thuốc khiến cho nước chứa trong điếu và khí phát ra tiếng kêu; người hút thích tiếng kêu phải giòn giã để tăng phần thú vị. Âm thanh này phụ thuộc cấu tạo của điếu và lượng nước đổ vào đó. Thành phần của lá thuốc lào cũng tương tự thuốc lá và người hút hít vào lượng khói khá nhiều trong một lần hút nên cảm giác say thuốc mạnh hơn thuốc lá và có thể gây nghiện. Cảm giác say thuốc lào mạnh đến mức người mới hút hoặc người nghiện nhưng hút vào buổi sáng thường bị mất thăng bằng, nếu tư thế ngồi hút không vững rất dễ bị ngã.
Cùng một nguyên tắc hút qua một bộ phận chứa nước để lọc và làm mát khói, trên thế giới cũng có nhiều kiểu sử dụng các công cụ tương tự để hút các loại lá hay sản phẩm đã được chế biến khác nhau. Trong số đó, hookah của ả rập là đặc biệt hơn cả. Có nguồn gốc từ Ấn Độ với tên gọi hookah và khi lan truyền sang các nước Ả Rập được gọi là shisha, là một loại điếu hiện vẫn đang khá phổ biến ở những nước đó cũng như được cộng đồng dân cư hải ngoại sử dụng ở các nước khác trên thế giới. Ngoài hai tên gọi trên, nó còn có một số tên khác như ghalyun ở Iran, narghile ở Liban, Syria, Iraq, Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ, Albania, Hy Lạp, Palestine, Bulgaria, România.” (trích dẫn từ Wikipedia)
Như chúng ta đã biết hút thuốc lá rất độc hại nhưng ít người chú ý hơn rằng hút thuốc lào bằng điều cày còn độc hai hơn rất nhiều so với thuốc lá. Tuy thuốc lá độc hại nhưng thuốc lá đã giảm được phần nào nhờ yếu tố đầu lọc, trong khí đó thuốc lào chỉ có một lượng nước rất nhỏ cho khói thuốc lào đi qua. Thậm chí, có người hút thuốc lào lâu năm lại không muốn thay đổi lượng nước đó vì họ cho rằng như thế hút sẽ ngon hơn, đậm đà hơn. Thực ra lượng nước đó chỉ có tác dụng hạn chế chất có hại với 1 lần hút đầu tiên. Sau lần hút đầu tiên lượng nước đó đã bão hòa với các chất độc hại trong khói thuốc lào đem lại, những lần hút tiếp theo lượng nước đó chỉ tạo ra được tiếng rít nghe vui tai chứ không hề có tác dụng nào khác.
Một ví dụ đơn giản để bạn so sánh thuốc lá và thuốc lào. Một người bình thường nếu như không biết hút thuốc lá mà cố tình hút một hai hơi lập tức sẽ ho và ngừng lại, trong khi đó một người bình thường không hút thuốc lào mà cố tình hút một hai hơi sẽ có các ảo giác dù rằng họ vẫn sặc và ho. Khi người bình thường cố hút thuốc lào sẽ có cảm giác lâng lâng, không thể điều khiển được bản thân, giữ thăng bằng rất kém, việc hô hấp khó khăn do lượng khói hút vào quá dày đặc bám vào trong đường hô hấp. những người như thế này thường có biểu hiện mắt lờ đờ, vật vạ mà người ta thường nói là “phê thuốc lào” hoặc say như điếu đổ. Có một bài thơ dân gian khá thú vị về việc say thuốc lào: “Thuốc lào chồng hút vợ say, Thằng cu châm điếu lăn quay ra nhà, Có cô hàng xóm đi qua, Hít phải hơi thuốc say ba bốn ngày.”
Tác hại của thuốc lào tương tự như thuốc lá, ngoài việc tạo mùi ô nhiễm, mất vệ sinh (mùi của nước điếu hôi và rất bền, nếu dây vào quần áo phải giặt nhiều lần mới hết), nó còn gây nghiện tạo cảm giác chán ăn và khói thuốc lào là tác nhân gây ra các bệnh về đường hô hấp. Tỉ lệ lượng nicotin trong thuốc lá đã cao 7-10% thuốc lào còn cao hơn rất nhiều, hơn 20% gấp gần 3 lần (trong khi shisha chỉ chiếm 0 – 0,05%)
Qua ví dụ trên ta đã có thể thấy được mức độ ảnh hưởng của thuốc lào là lớn hơn so với thuốc lá. Mà qua bài viết trước chung ta đã so sánh và biết được hút thuốc lá ảnh hưởng hơn rất nhiều so với hút thuốc shisha (vì shisha làm bằng các nguyên liệu tự nhiên,với mùi hương shisha lượng khói tạo ra chủ yếu là hơi nước có mùi thơm tự nhiên, không độc hại, không đọng lại trong cơ thể). Vây nên hút thuốc lào còn ảnh hưởng rất rất nhiều so với hút shisha. Shisha cũng là một giải pháp dành cho người muốn cai thuốc lá, thuốc lào.
xem thêm nhiều bài khác về shisha tại đây!
Viết bình luận
Tin nổi bật
Ý nghĩa đằng sau Hookah Truyền Thống
Top 6 nhân vật sử dụng shisha hookah trong điện ảnh
Xuất sứ của các loại Shisha